Thống kê truy cập
  • Đang truy cập:
  • Hôm nay:
  • Tháng hiện tại:
  • Tổng truy cập:

Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 triển khai nhiệm vụ năm 2024

Thứ sáu, 19/01/2024, 09:51 GMT+7

Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 triển khai nhiệm vụ năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 18 tháng 1 năm 2024, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2023 và xây dựng kế hoạch năm 2024.
Đến dự và chỉ đạo hội nghị có GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Năm 2023 Viện luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện KHNN Việt Nam, các địa phương trong các lĩnh vực chuyên môn được giao. Từ đó, Viện đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:
- Đã công nhận được 06 tiến bộ kỹ thuật (03 về trồng trọt, 03 về chế biến) cho cây chè; ban hành 03 TCCS về các sản phẩm chè Matcha, Ô long, chè xanh đặc sản
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen chè shan Lũng Phìn (Đồng Văn-Hà Giang), chuyển giao quy trình trồng trọt, chế biến sản phẩm chè xanh chất lượng cao, mô hình sản xuất chè hữu cơ cho địa phương; xây dựng nhãn hiệu tập thể “Chè xanh Lũng Phìn” Hà Giang. Phục tráng, phát triển giống ngô tẻ vàng, ngô nếp núi đá Hà Giang đã lập được bản mô tả nông sinh học, chọn được vật liệu khởi đầu cho hai giống ngô tẻ vàng và ngô nếp núi đá tại Hà Giang
- Tiếp tục thực hiện lữu giữ 406 nguồn gen chè, 252 nguồn gen của 17 loài cây ăn quả, 62 nguồn gen cà phê chè, 23 nguồn gen cây ăn quả ôn đới đảm bảo các cá thể trong các tập đoàn sinh trưởng phát triển tốt, không bị mất và lẫn. Duy trì đánh giá thường xuyên các đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất chất lượng của các nguồn gen phục vụ công tác chọn tạo giống mới. 
- Bảo hộ 03 giống chè (LCT1, Hương Bắc Sơn, TRI 5.0). Tự công bố lưu hành cho 06 giống chè (CNS141, CNS 831, PH276, Bát Tiên, LDP1, PH1). Giống vải chín sớm PH40 được giải nhất về Sáng tạo KH&CN cấp tỉnh năm 2023 tại Phú Thọ.
z5085181940756_a15d5224e509c0ad3959ca2f56c72edc
- Ban hành 16 bản TCCS, 08 quy trình kỹ thuật cấp cơ sở, 03 hướng dẫn kỹ thuật về trồng trọt, chế biến phục vụ công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Lập hồ sơ trình Sở NN&PTNT Phú Thọ công nhận vườn cây đầu dòng giống chè CNS141, CNS831, các dòng sơn trội.
- Xây dựng các mô hình sản xuất lúa bản địa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn OCOP liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 120 ha tại các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Lai Châu. Năng suất lúa các mô hình đạt trên 51 tạ/ha, có nơi đạt trên 56 tạ/ha (mô hình sản xuất lúa Tan Pỏm-Lai Châu)
 - Xây dựng 32,0 ha mô hình sản xuất chè theo hướng hữu cơ chuyển giao cho sản xuất tại các tỉnh Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Nghệ An (đã có giấy chứng nhận hữu cơ cho toàn bộ diện tích trong mô hình. Xây dựng 10,0 ha mô hình sản xuất cà phê chè hữu cơ tại Sơn La, liên kết tiêu thụ sản phẩm với HTX cà phê Thái Việt đạt hiệu quả cao.
- Sản xuất và chuyển giao 5,0 triệu bầu chè giống các loại, 83.000 bầu giống cây ăn quả ôn đới (lê, mận, hồng, đào), 10.000 bầu giống cây ăn quả khác. Tiếp tục thực hiện bình tuyển, chọn lọc 10 ha vườn cây đầu dòng các giống chè, 1,87 ha giống cây ăn quả ôn đới, hoàn thiện các quy trình kỹ thuật tương ứng phục vụ công tác nhân giống chuẩn.
- Phối hợp với CIRAD và các đơn vị tham gia triển khai mô hình kết hợp trồng trọt, chăn nuôi dựa vào cộng đồng tại 4 huyện gồm Mộc Châu, Mai Sơn (Sơn La), Tuần Giáo (Điện Biên). Trong đó tập trung phát triển, nhân rộng các giống cỏ mới năng suất, chất lượng cao, hỗ trợ kỹ thuật ủ cỏ, ủ phân phục vụ phát triển chăn nuôi. Tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệm cho 12 cán bộ từ nước Cộng hòa DCND Lào và 3 sinh viên Úc về phát triển cây ăn quả ôn đới, mô hình trồng cỏ, ủ cỏ dự trữ cho vụ đông đông và xử lý phân chuồng làm phân compost tại 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên.
- Hợp tác với Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand thực hiện năm dự án Phát triển chuỗi giá trị cho cây chanh dây (leo) tại Việt Nam (VietFruit) do Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand tài trợ. Dự án đã thực hiện các điều tra khảo sát về sản xuất, tiêu thụ chanh leo tại Việt Nam, bước đầu đánh giá được thực trạng canh tác, sâu bệnh hại, chế biến, tiêu thụ đối với cây chanh leo taị Gia Lai và Sơn La; đã tiến hành bố trí các thí nghiệm về thời vụ trồng chanh leo tại Sơn La.
- Sản xuất chè: Sản lượng chè búp tươi: đạt 1.444,57 tấn (chè hái tay 20.937 kg), sản lượng tăng so với cùng kỳ năm 2022 là 12,81%; Đã sản xuất: Chè đen OTD: 204,1 tấn đạt 85,04% kế hoạch; giá bán trung bình 22.000đ/kg; chè xanh đặc sản 4.000 kg, chè Ô long 200 kg, chè hoa 200 kg và chè xanh đặc biệt 150 kg. Giá bán bình quân 250.000/kg, đặc biệt có sản phẩm có giá từ 1- 3 triệu/kg.
Ngoài ra còn thực hiện thành công 35 nhiệm vụ KHCN các cấp, 01 dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất giống chè,… Các nhiệm vụ KHCN đã được nghiệm thu năm đúng kế hoạch, 02 nhiệm vụ nghiệm thu cấp tỉnh, 03 nhiệm vụ đã hoàn thành nghiệm thu cấp cơ sở, chuẩn bị nghiệm thu cấp Bộ và cấp Nhà nước.
Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều thách thức, khó khăn trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ: (i) Kinh phí chi thường xuyên thấp, lương và chi quản lý bộ máy tăng, phần nào gây khó khăn trong các hoạt động quản lý chung của Viện; (ii) Tại một số đơn vị trực thuộc đang gặp khó khăn về sắp xếp, bố trí lao động, thiếu lao động có trình độ, kinh nghiệm (do nghỉ việc, do chuyển công tác, đi học,…); (iii) Còn thiếu đầu tư nghiên cứu trong các lĩnh vực về bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản ngoài chè và nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết, GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn đã biểu dương tinh thần nghiên cứu khoa học, vẫn còn nhận thấy sự đam mê trong công tác chuyên môn tại các cán bộ viên chức của Viện. Theo Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), trong bối cảnh mới có rất nhiều khó khăn, cả cơ chế và con người, việc xác định phương hướng tự chủ của tổ chức khoa học công nghệ như thế nào để không “biến” nhà khoa học thành các “công nhân khoa học”. Do vậy, các Viện/Trung tâm thuộc VAAS nói chung và Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc nói riêng cần thực sự nỗ lực hơn nữa, nâng cao chất lượng sản phẩm khoa học, sản phẩm trí tuệ, kiểm soát tốt kết quả nghiên cứu, nâng cao nhận thức về giá trị của khoa học công nghệ để tiếp thêm động lực cho cán bộ viên chức, công nhân viên. Tiếp tục chú trọng công tác nghiên cứu chọn tạo giống, đặc biệt là bảo hộ các giống cây trồng mới có giá trị, thực hiện tốt các hướng dẫn, quy định của Bộ/Ngành và Nhà nước về chuyển giao kết quả KH&CN.
 
GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn cũng khẳng định tập thể Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc là một đơn vị thực sự đoàn kết, có nhiều cố gắng, đã chủ động tập trung giải quyết các vấn đề khó không ảnh hưởng đến VAAS và đơn vị cấp trên. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Viện cũng cần tiếp tục hoàn thiện các quy chế hoạt động của đơn vị, nâng cao tinh thần đoàn kết hơn nữa, rà soát, sắp xếp lại lao động, tổ chức bộ máy để tinh gọn và hiệu quả hơn. Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác tài chính để vận dụng tối đa các quy định, quy chế, cởi mở hơn cho hoạt động nghiên cứu chuyển giao. Với các kiến nghị đề xuất của Viện tại hội nghị, Giám đốc Viện KHNN Việt Nam sẽ giao các đơn vị chuyên môn giải quyết theo hướng hỗ trợ tối đa, tạo sự “thông thoáng” lấy hiệu quả công tác làm trọng tâm. 
z5085178815098_aee1980b5bcd0df15449ed88a63db49d
Tại hội nghị tổng kết, Giám đốc Viện KHNN Việt Nam đã trao Huân chương lao động hạng Nhì cho TS. Nguyễn Hữu La, nguyên Phó Viện trưởng Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc; trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể Bộ môn Công nghệ Sau thu hoạch; trao Bằng khen của Bộ trưởng cho 01 tập thể và 05 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong nằm 2023.
z5085178136913_82e9d5e8743c1b87357c4073bb5eab36
z5085180472425_c64abb2e8dc19b31290bf8c4a9fac30d
z5085182919525_beacac06150d1aff787e921f3aa8dbc2Viện trưởng - TS. Lưu Ngọc Quyến và Phó VT. TS. Nguyễn Ngọc Bình trao quà chia tay cho PGS. TS. Nguyễn Văn Toàn và ThS. Nguyễn Văn Ba nhận quyết định nghỉ hưu năm 2023.

Người viết : Vũ Ngọc Tú