Thống kê truy cập
  • Đang truy cập:
  • Hôm nay:
  • Tháng hiện tại:
  • Tổng truy cập:

Đồng chí Trương Tấn Sang uỷ viên bộ chính trị, thường trực ban bí thư thăm viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Thứ hai, 20/04/2015, 11:21 GMT+7

Ngày 5/3/2010, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư đã có chuyến thăm và làm việc tại Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, tham gia đoàn công tác có các đồng chí Nguyễn Văn Lạng - Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, đồng chí Nguyễn Văn Liễu – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học các ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ Khoa học công nghệ) Cùng đón đoàn tại Viện có đồng chí Nguyễn Doãn Khánh – Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, đồng chí Lê Xuân Trường – Bí thư Thị ủy Phú Thọ và đồng chí Nguyễn Văn Bộ - Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Thay mặt Lãnh đạo và tập thể cán bộ CNV Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, PGS. TS Lê Quốc Doanh – Bí thư đảng uỷ, Viện trưởng đã báo cáo với đồng chí Trương Tấn Sang về những thành tựu nghiên cứu nổi bật của Viện áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất tại vùng miền núi phía Bắc trong thời gian qua và những định hướng nghiên cứu trong thời gian tới.

Sau khi thăm thực địa, nghe báo cáo và đặc biệt là các ý kiến đề nghị của Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, của Giám đốc Viện KHNN việt Nam, đồng chí Trương Tấn Sang đã đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, đảng viên của Viện  trong việc nghiên cứu và chuyển giao các TBKT ra sản xuất. Mặc dù mới thành lập, song các kết quả nghiên cứu của Viện đã có những đóng góp tích cực vào thực tiễn sản xuất của Vùng. Bên cạnh đánh giá về thành tích đạt được, đồng chí Trương Tấn Sang đã có ý kiến chỉ đạo đối với Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc và Viện KHNN Việt Nam một số định hướng nghiên cứu chủ yếu sau:   

1. Về nghiên cứu và phát triển cây chè:

            Viện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, chọn tạo giống chè mới nhằm đưa tỷ lệ sử dụng giống mới trong sản xuất cao hơn nữa. Đặc biệt chú ý phối kết hợp với địa phương để đưa cây chè thành một cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, nhà nước sẽ tạo điều kiện để Viện có diện tích đất tại tỉnh Lâm Đồng, phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển chè ở các tỉnh phía Nam nhằm đáp ứng vai trò nghiên cứu về cây chè trên phạm vi toàn quốc.

2. Về hướng nghiên cứu canh tác đất dốc bền vững:

            Đây là một lĩnh vực cần thiết phải đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa nhằm đổi mới bộ mặt nông nghiệp nông thôn cho các tỉnh vùng miền núi phía Bắc, giúp đồng bào trong Vùng nhanh chóng thoát nghèo, bảo vệ và cải tạo được vùng đất dốc chiếm 30% diện tích cả nước. Đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh, Viện cần đề xuất những nội dung nghiên cứu cụ thể tham gia vào các chương trình phát triển của Vùng như Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình hành động của Ban chỉ đạo Tây bắc,... Trong đó cần chú ý đến phát triển các kỹ thuật tiên tiến phù hợp với tập quán canh tác, trình độ dân trí của người dân địa phương.

3. Về phát triển cây cao su và cà phê chè vùng miền núi phía Bắc:

            Đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh đến hướng nghiên cứu chọn tạo giống cao su chịu lạnh cho diện tích đất từ độ cao 600-700m, hiện nay diện tích đất nằm trong độ cao này của vùng miền núi phía Bắc còn rất nhiều, cần lấy bài học về phát triển cây cao su tại Vân Nam (Trung Quốc) làm ví dụ và học tập kinh nghiệm.

            Cây cà phê chè là một cây có hiệu quả kinh tế cao, tuy còn gặp nhiều khó khăn trong mở rộng diện tích, Viện cần có các nội dung nghiên cứu sâu hơn về đối tượng cây trồng này. Đặc biệt là xây dựng quy trình kỹ thuật để có thể chuyển giao giống cà phê chè mới cho sản xuất và được người dân chấp nhận. Hiện nay diện tích cây cà phê chè mới chỉ đạt hơn 30.000 ha, bằng 1/3 chỉ tiêu diện tích quy hoạch phát triển của Bộ Nông nghiệp và PTNT, do vậy cần có những hoạt động cụ thể hơn phát triển cây trồng này tại vùng miền núi phía Bắc.

            Ngoài các hướng nghiên cứu cụ thể mang tính mũi nhọn nêu trên, đồng chí Trương Tấn Sang cũng đã nhắc nhở tập thể Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc không quên đi sâu nghiên cứu các đối tượng cây trồng khác (rau, hoa, cây trồng lợi thế,...) để chuyển giao toàn diện đến từng tiểu vùng và phát huy vai trò là cơ quan nghiên cứu về nông nghiệp của Vùng. 

Ong_sang_3

IMG_0748

Ong_sang_2

ong_sang_4

Ong_sang_5

DC_Truong_tan_Sang


Người viết : nguyentan