Thống kê truy cập
  • Đang truy cập:
  • Hôm nay:
  • Tháng hiện tại:
  • Tổng truy cập:

Kết quả nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hồng Hạc Trì - Phú Thọ, hồng Quản Bạ - Hà Giang và hồng Điện Biên – Điện Biên

Thứ sáu, 19/05/2017, 08:27 GMT+7

Kết quả nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hồng Hạc Trì - Phú Thọ, hồng Quản Bạ - Hà Giang và hồng Điện Biên – Điện Biên

Kết quả nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hồng Hạc Trì - Phú Thọ, hồng Quản Bạ - Hà Giang và hồng Điện Biên – Điện Biên

Ở nước ta, kết quả của quá trình canh tác lâu​ đời tại các tiểu vùng khí hậu khác biệt đã tạo ra hệ thống nguồn gen hồng phong phú với nhiều giống bản địa có giá trị, trong đó có hồng Hạc Trì, hồng Quản Bạ và hồng Điện Biên.   

Ở nước ta, kết quả của quá trình canh tác lâu đời tại các tiểu vùng khí hậu khác biệt đã tạo ra hệ thống nguồn gen hồng phong phú với nhiều giống bản địa có giá trị, trong đó có hồng Hạc Trì, hồng Quản Bạ và hồng Điện Biên.

Hồng Hạc Trì có nguồn gốc tại Phú Thọ. Cây sinh trưởng khoẻ, quả không hạt, mẫu mã đẹp, thịt quả giòn, ngọt mát, thơm dịu với hương vị rất riêng. Trước đây, hồng Hạc Trì còn được biết đến với tên gọi hồng Tiến Vua. 

Hồng Quản Bạ là nguồn gen đặc sản của tỉnh Hà Giang. Qủa không hạt, tính rải vụ cao (tháng 8 đến tháng 11). Thịt quả giòn, ngọt đậm, nhiều bột mịn, thơm ngon; vỏ quả cứng, thịt quả chắc nên dễ bảo quản và vận chuyển đi xa. Đặc biệt, sản phẩm quả có thể gắn với phát triển du lịch của địa phương.

Hồng Điện Biên có nguồn gốc tại Điện Biên. Qủa có khối lượng quả rất lớn, màu sắc đẹp, vị ngọt, thơm, đặc biệt thời gian thu hoạch rất muộn (tháng 11 - 12). Tuy nhiên, giống hồng  này chưa được phổ biến do những hạn chế về giao thông và thương mại hóa sản phẩm. 
Trong quá trình canh tác, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến tiềm năng của các nguồn gen nêu trên chưa được phát huy hết. Phổ biến là tình trạng lẫn giống, thoái hoá giống, hiện tượng rụng quả, sâu bệnh hại... khiến năng suất, chất lượng của các nguồn gen không ổn định.

Trong giai đoạn từ 2012 – 2015, với mục tiêu phục tráng, khai thác và phát triển nguồn gen cây ăn quả bản địa quý, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả thuộc Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc tiến hành triển khai Nhiệm vụ: “Khai thác và phát triển nguồn gen hồng Hạc Trì - Phú Thọ, hồng Quản Bạ - Hà Giang và hồng Điện Biên - Điện Biên”. ThS. Hà Quang Thưởng chủ trì thực hiện Nhiệm vụ. Sau 4 năm nghiên cứu, Nhiệm vụ đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: 

Tuyển chọn và công nhận 26 cây đầu dòng, xây dựng 0,9 ha vườn cây mẹ và 03 vườn ươm nhân giống các nguồn gen. Cung cấp trên 6.000 cây giống đảm bảo chất lượng cho sản xuất; Xây dựng 06 ha (02 ha/nguồn gen) mô hình trồng mới các nguồn gen, tỷ lệ sống sau trồng đạt 93,18 – 97,44%, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Xây dựng 03 ha (01 ha/nguồn gen) mô hình thâm canh ứng dụng kỹ thuật mới, cây mô hình có tốc độ tăng trưởng tốt, tỷ lệ rụng quả giảm, năng suất tăng từ 18,32 – 25,61%, hiệu quả kinh tế tăng từ 15,52 – 23,97% so với vườn hộ nông dân; Hoàn thiện 22 chuyên đề nghiên cứu, xây dựng 09 quy trình kỹ thuật (03 Quy trình phục tráng và nhân giống, 03 quy trinh trồng mới và 03 quy trình kỹ thuật thâm canh cho mỗi nguồn gen).

Ngày 28/4/2017, Hội đồng Khoa học thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ họp nghiệm thu đánh giá kết quả của Nhiệm vụ. Hội đồng nhất trí đánh giá cao các kết quả đạt được và nỗ lực ​của cơ quan chủ trì trong việc thực hiện nhiều nội dung nghiên cứu trên một địa bàn rộng lớn. Thông qua các nội dung của Nhiệm vụ, Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc đã góp phần phục tráng và khai thác các nguồn gen quý có nguy cơ mai một, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn quả nói riêng tại các địa bàn nghiên cứu.
Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện Nhiệm vụ: 

18191580_1717282768287795_45016683_nDSC_0316qua_hong_Hac_TriWP_20141002_014Hong_Dien_BienVuon_uom_hong_Hac_Tri3


Người viết : admin