Thống kê truy cập
  • Đang truy cập:
  • Hôm nay:
  • Tháng hiện tại:
  • Tổng truy cập:

Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống lúa PB53

Thứ hai, 13/07/2015, 16:18 GMT+7

Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống lúa PB53

Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống lúa PB53

Ngày 10/07/2015 Hội đồng Khoa học Công nghệ Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua báo cáo kết quả quá trình lai tạo, khảo nghiệm giống lúa PB53 nhất trí công nhận giống lúa PB53 là giống sản xuất thử.

PB53 là sản phẩm của đề tài Nghiên cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng miền núi phía Bắc do TS Lưu Ngọc Quyến làm chủ nhiệm đề tài

Giống lúa PB53 được lai tạo từ tổ hợp lai  N46 x BT13 năm 2008, từ năm 2009 đến 2011 nhóm chọn tạo giống lúa bộ môn Cây lương thực và Cây thực phẩm tiến hành chọn lọc và đặt tên là PB53

Qua quá trình tuyển chọn, đánh giá và khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất tại một số tỉnh phía Bắc kết quả cho thấy giống có nhiều ưu điểm: Ngắn ngày, thời gian sinh trưởng 120-128 ngày trong vụ xuân, 95-110 ngày trong vụ mùa; giống có dạng hình đẹp, cây gọn, thân cứng, lá đứng, dày, sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe; hạt thon dài, hạt xít, vỏ trấu màu nâu.

Năng suất trung bình vụ Xuân đạt khoảng 69,05 tạ/ha, vụ mùa đạt 68,84 tạ/ha tại các tỉnh miền núi phía Bắc với mức thâm canh trung bình. Trong điều kiện thâm canh cao có thể đạt 70-75 tạ/ha. Chất lượng cơm gạo khá, gạo thon dài, tỷ lệ gạo xát (70,75%) và gạo nguyên (80,87%), khi nấu cơm PB53 có mùi thơm đậm, với hàm lượng amylose là 18,38 %, nhiệt độ hóa hồ thấp (<700), cơm PB53 sau khi để nguội vẫn giữ được độ mềm, dẻo.

PB53 thích ứng rộng, cho năng suất cao và ổn định trên chân đất vàn, vàn cao trong cơ cấu Xuân muộn – Mùa sớm ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Trong điều kiện đồng ruộng và lây nhiễm nhân tạo PB53 nhiễm nhẹ với một số loài sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như: rầy nâu (0-1), đạo ôn (0-1), khô vằn (0-1), bạc lá (0-1).

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của 4 mức đạm, 3 mức kali và 3 công thức mật độ  cho thấy mức phân bón và mật độ phù hợp cho giống PB53 là: Trên nền 8 tấn phân hữu cơ, + 80-100N + 90 P2O5 + 90 K2O và cấy với mật độ 40-50 khóm/m2.

Kết quả khảo nghiệm VCU trong 3 vụ (xuân 2012, mùa 2012 và xuân 2013) giống PB53 được Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia đánh là giống có nhiều triển vọng và công nhận sản xuất thử.

Một số hình ảnh của giống trong quá trình nghiên cứu:

image001image003image005

image011

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tuyền kiểm tra mô hình thử nghiệm giống lúa PB53 tại Yên Bái năm 2014image009

TS. Lưu Ngọc Quyến thăm mô hình thử nghiệm giống lúa PB53 tại Văn Chấn - Yên Bái năm 2015

image015_1


Người viết : Lê Khải Hoàn