Thống kê truy cập
  • Đang truy cập:
  • Hôm nay:
  • Tháng hiện tại:
  • Tổng truy cập:

Kết quả nổi bật của dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sản xuất và chế biến chè theo hướng vietGAP tại huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh”

Thứ năm, 08/09/2016, 08:33 GMT+7

Kết quả nổi bật của dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sản xuất và chế biến chè theo hướng vietGAP tại huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh”

Kết quả nổi bật của dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sản xuất và chế biến chè theo hướng vietGAP tại huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh”

Ngày 6 tháng 9 năm 2016, tại Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Ninh đã nghiệm thu, thông qua kết quả và sản phẩm của dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sản xuất và chế biến chè theo hướng VietGAP tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh”. Dự án nghiệm thu đạt xuất sắc.

Năm 2012, bằng nguồn vốn hỗ trợ của TW và ngân sách sự nghiệp KHCN địa phương, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt cho thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sản xuất và chế biến chè theo hướng VietGAP tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” - thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học  và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015”; cơ quan chủ trì thực hiện là Công ty TNHH Thuấn Quỳnh (xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh); đơn vị chuyển giao là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè – Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Dự án hướng tới mục tiêu áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ trong sản xuất và chế biến chè theo hướng VietGAP, tạo sản phẩm chè có chất l¬ượng cao, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm cho vùng chè huyện Hải Hà. Trong đó, mục tiêu cụ thể là chuyển giao công nghệ, xây dựng 30 ha mô hình trồng thay thế nương chè cũ (giống chè Trung du lá nhỏ trồng bằng hạt) bằng một số giống mới, chất lượng cao (Kim tuyên, Ngọc Thúy); thâm canh 30 ha các giống chè LDP1, LDP2, Ngọc Thúy theo quy trình VietGAP; xây dựng 01 mô hình chế biến chè cao cấp (chè ôlong, chè xanh chất lượng cao) với công suất 3-5 tấn/ngày. 
Thực hiện dự án, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè đã chuyển giao thành công 3 công nghệ: Công nghệ trồng thay thế nương chè già cỗi bằng giống chè mới, công nghệ thâm canh chè theo tiêu chuẩn VietGAP và công nghệ chế biến chè xanh cao cấp, chè ôlong.

Dự án đã đạt được một số kết quả nổi bật sau:

- Mô hình trồng thay thế giống chè trung du trồng hạt bằng giống chè Kim tuyên và Ngọc thúy: Nương chè tuổi 3 đảm bảo tỷ lệ sống 85-90 %, năng suất bình quân 2,65-3,20 tấn/ha; sản lượng chè búp tươi tận thu được từ cây chè cũ trung bình đạt 3,18 tấn/ha, góp phần thực hiện thành công mục tiêu trồng thay thế giống, đồng thời vẫn đảm bảo duy trì khoảng 50% nguồn thu (so với hiện trạng nguồn thu có được từ nương chè trước khi trồng thay thế) trong khi nương chè mới chưa cho thu hoạch (3 năm đầu sau trồng).

- Mô hình thâm canh theo quy trình VietGAP: năng suất trung bình sau 3-4 năm thực hiện đạt 15,02 tấn/ha (tăng 23% so với sản xuất đại trà); nguyên liệu chè búp tươi của mô hình đã được tổ chức Quacert (Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn theo VietGAP ngày 16-10-2015, mã số chứng nhận VG 119.15.02/VietGAP-TT-13-03-22-0001.

- Mô hình chè biến chè xanh, chè Ôlong: sử dụng nguyên liệu từ mô hình thâm canh của dự án, sau 3-4 năm thực hiện đã chế biến được 386,73 tấn chè xanh và 1,075 tấn chè ôlong; chất lượng các sản phẩm qua đánh giá thử nếm cảm quan đề đạt loại khá. Sản phẩm chè của dự án được tiêu thụ nội tiêu và xuất khẩu sang thị trường Đài Loan.

Dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 300 lao động nông thôn, mức thu nhập bình quân 3 - 3,5 triệu đồng/tháng; 190 lao động thời vụ, mức thu nhập bình quân 2,7 - 3 triệu đồng/tháng (trong khoảng 6 tháng). Do áp dụng quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, kiểm soát được hoá chất độc hại trong quá trình sản xuất và áp dụng các biện pháp chống xói mòn, nâng cao độ phì nhiêu của đất, nên dự án đã đem lại sự an toàn, bền vững cho môi trường vùng sản xuất và góp phần bảo vệ sức khoẻ người lao động.

Ngày 6/9/2016, dự án đã được Hội đồng Khoa học – Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Ninh (thành lập tại quyết định số 112/QĐ-KHCN, ngày 30/8/2016) nghiệm thu và đánh giá đạt loại xuất sắc

Gop_1_va_2gop_3_va_4

 


Người viết : Nguyễn Xuân Cường