Ghép cải tạo nhãn nhằm rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, nhanh ra hoa quả, đạt năng suất cao nhờ bộ tán phát triển nhanh và cây gốc ghép có bộ rễ khoẻ.
Nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của cây chè. Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã hướng dẫn người dân cách đốn và cải tạo cây chè.
Học bổng dành cho cán bộ cơ quan trung ương và chính quyền địa phương (bao gồm cả các tổ chức đoàn thể), nhân viên làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, nhân viên các doanh nghiệp Việt Nam, cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu.
Ngày 10/07/2015 Hội đồng Khoa học Công nghệ Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua báo cáo kết quả quá trình lai tạo, khảo nghiệm giống lúa PB53 nhất trí công nhận giống lúa PB53 là giống sản xuất thử.
Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về nông lâm kết hợp trên vùng miền núi phía Bắc được thực hiện bởi Tổ chức nghiên cứu nông lâm thế giới tại Việt Nam. Xin được giới thiệu với quý độc giả 3 gói kỹ thuật về NLKH, bao gồm: (1) mô hình keo-xoài-ngô-cỏ chăn nuôi; (2) Mô hình mắc ca-cà phê-đậu tương; (3) Táo mèo-cỏ chăn nuôi
Ở nước ta, kết quả của quá trình canh tác lâu đời tại các tiểu vùng khí hậu khác biệt đã tạo ra hệ thống nguồn gen hồng phong phú với nhiều giống bản địa có giá trị, trong đó có hồng Hạc Trì, hồng Quản Bạ và hồng Điện Biên.
Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên, sáng ngày 04/12 Ngài Nicolas Warnery – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng Hoà Pháp tại Việt Nam cùng đoàn công tác bao gồm ông Fabrice Richy – Giám đốc quĩ phát triển Pháp tại Việt Nam, trung tá Marc Razafindranaly – Tuỳ viên quân sự Đại sứ quán Pháp tại Việt nam đã đi thăm điểm thử nghiện các giống cà phê Arabica mới trong khuôn khổ dự án BREEDCAFS tại xã vùng cao Toả Tình – Tuần Giáo.
Trưởng Đại diện chương trình CCAFS Đông Nam Á, Ông Leo Sebastian đã thông báo chính thức về việc sử dụng tên gọi Làng Nông Thuận Thiên cho các thôn/ấp đang tham gia xây dựng mô hình làng thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu hiện nay tại Việt Nam.
Ngày 22-3, Đoàn học viên lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng Frelimo, Cộng hòa Mozambique của Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh do ngài Amosse Macano - Vụ trưởng Vụ Vận động và Tuyên truyền làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Kỹ thuật che phủ trong canh tác ngô trên đất dốc sử dụng tàn dư thực vật là một kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng, đem lại hiệu quả cao và bền vững. Phù hợp với điều kiện canh tác của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Trà cốm gạo lứt: Với sự kết hợp của chè xanh dạng dẹt và gạo lứt rang được Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch – Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc nghiên cứu và sản xuất từ các giống chè và gạo đặc sản, chất lượng cao của Phú Thọ, không sử dụng hương liệu và chất bảo quản với công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với điều kiện và thị hiếu của người Việt Nam, tạo nên nét đặc trưng cho sản phẩm TRÀ CỐM GẠO LỨT.
Ngày 12/12/2019, đoàn công tác của Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra định kỳ dự án ‘Hoàn thiện quy trình công nghệ kiểm soát hoạt tính sinh học của hệ enzym trong quá trình lên men chè đen và thử nghiệm ứng dụng kiểm soát tự động quá trình lên men trên quy mô sản xuất bán công nghiệp' do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc thực hiện.
Nhằm duy trì đà tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh bị tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hợp tác với Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc thực hiện dự án GCP/INT/139/EC "Nông nghiệp thông minh với khí hậu: Kết hợp hài hòa giữa giảm thiểu, thích ứng và an ninh lương thực" và Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc là cơ quan chủ trì phía Việt Nam của dự án.
Nông nghiệp bền vững và nông nghiệp hữu cơ rất chú trọng tới tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái cũng như những cách thức thực hành trên khu vực canh tác.
Miền núi phía Bắc có tới trên 80% đất canh tác là đất dốc. Nhìn chung, đây là những loại đất khó khai thác sử dụng, và dễ bị rửa trôi, thoái hóa, bạc màu.